VÌ SAO BÚN KHƯƠNG HUY ĐÓNG CỤC?

Nhiều khách hàng của chúng em đã quen ăn bún Khương Huy và có vài lần không thể trần tơi bún ra được, bún cứ đóng cục, rất khó tách. Chúng em đã kiểm tra lại với anh Khương và có lời giải đáp như sau: Có 2 trường hợp khiến bún đóng cục quá chắc:

+ bún đóng túi hút chân không để trong tủ lạnh từ 7 đến 10 ngày: do quá trình hút chân không khiến các sợi bún dính chặt vào nhau, mặc dù đã ngâm qua nước lạnh để chống dính nhưng việc để tủ lạnh lâu khiến sợi bún đông cứng và dính chặt hơn.

+ gạo làm bún dẻo: gạo để làm bún cần phải là gạo khô, tơi như gạo Khang Dân, tuy nhiên có đôi khi anh Khương thử nghiệm đổi sang loại gạo mới với hy vọng cải thiện chất lượng tốt hơn, gần đây nhất (tháng 7) anh sử dụng gạo Hàm Châu, là gạo được dùng nhiều ở miền trong. Gạo này khi dùng làm bún lại bị dẻo hơn nên sợi bún gắn chắc vào nhau hơn.

Cách xử lý khi gặp bún đóng cục

Nếu dùng bún trong 1-3 ngày đầu sản xuất thì chỉ cần xé ra và vò túi bún cho tơi là ăn dc luôn được luôn. Nhưng nếu bún để từ 7-10 ngày hoặc mặc dù ở ngày thứ 2 bún đã có hiện tượng đóng cục thì cần cho bún vào nồi nước đang sôi để luộc qua bún tầm 3-5 phút. Sau đó lại vớt ra rổ inox để cho ráo nước.

Bún Khương Huy

Anh Khương là một trong những nhà sản xuất hiếm hoi trên Hà Nội vẫn còn giữ cách làm bún từ xưa đó là ngâm gạo 7 ngày. Hiện nay nhiều lò sản xuất bún rút ngắn thời gian ngâm gạo xuống còn 1-2 ngày. Việc ngâm gạo lâu nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây bốc mùi chua trong khu vực chế biến, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Rất mong các anh chị cùng đồng hành với Bồ Công Anh để giúp thương hiệu bún Khương Huy phát triển bền vững.